30/11/11

63. NGHỆ THUẬT DẠY HỌC

 Mortimer J. Adler (Ph.D.)


Socrates đã đưa ra một nhận định sâu sắc và căn bản về bản chất của giảng dạy khi so sánh nghệ thuật giảng dạy với nghề bà đỡ. 
Cũng giống như bà đỡ giúp cho bà mẹ sinh con, người thầy giúp cho tâm trí của học sinh tự tìm ra ý tưởng, kiến thức, và sự hiểu biết.
Khái niệm cơ bản ở đây là: giảng dạy là một nghệ thuật có vai trò giúp đỡ khiêm tốn mà thôi. Người thầy không sản xuất ra kiến thức hay nhồi nhét những tư tưởng vào tâm trí trống rỗng và thụ động của học sinh. Chính người học, chứ không phải người dạy, mới là người sản xuất đóng vai chính trong sự sản xuất kiến thức và ý tưởng.

27/11/11

62. MÀN ĐOÀN VIÊN CỦA KIỀU

Mộc Nhân

Ai cũng biết là trong đoạn kết của Truyện Kiều, Thuý Kiều gặp lại Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc. Câu chuyện thoạt nhìn có cái không khí của kiểu kết thúc có hậu, song thực ra, cuộc đời đau khổ của nàng Kiều vẫn còn tiếp tục. 
Kiều một mực từ chối không sống như vợ chồng với Kim Trọng, dẫu cho chàng Kim tha thiết khẩn cầu nàng. Rút cục, vị cay đắng vẫn thấm đượm tận đáy lòng Kiều.

20/11/11

61. THƠ NHÀ GIÁO

PHẤN TRẮNG BẢNG ĐEN
 Nguyễn Vân Thiên
(Cựu nhà giáo Đại Lộc – Hội viên Hội VHNT Thành Phố HCM)


Đời hát về chúng tôi
Về chính mình chúng tôi tự hát
Rồi cũng phải tạm ngưng tiếng nhạc lời ca
Rồi cũng phải héo tàn dẫu triệu đoá hoa
Và còn lại là bảng đen phấn trắng

18/11/11

60. TRƯỜNG TÔI

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SINH HOẠT 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI, ĐẠI LỘC, QN - Năm học 2011 - 2012
Hình ảnh sẽ được tiếp tục cập nhật  cho đến cuối năm học 


Photo Mộc Nhân



59. NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG

NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG 19 Tháng 11



Ngày QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG là ngày nào ? Nếu các bạn gõ vào Google sẽ có nhiều thông tin không giống nhau. Có 3 kết quả phổ biến là : ngày 06 tháng 04, ngày 3 tháng 11 và ngày 19 tháng 11. Hóa ra ngày QTĐO "phức tạp" chứ không đơn giản như quí ông ... Theo ý kiến của nhiều người, ngày 19 tháng 11 là ngày Quốc Tế Đàn Ông chính thức vì nó được LHQ ủng hộ.

***

17/11/11

58.TRUYỆN THIỀN HAY

MƯỜI TRUYỆN THIỀN NHẬT BẢN HAY

1. ĐƯỜNG BÙN LẦY
Hai thiền sinh cùng nhau xuống một con đường lầy lội. Một cơn mưa nặng hạt vẫn còn đang rơi.  
Tới một khúc quanh, họ gặp một cô gái dễ thương trong bộ áo kimono và đai lưng bằng lụa, không thể băng qua ngã tư đường được.
"Đi nào cô bé," Một người  nhấc bổng cô gái, ông đưa cô qua vũng bùn.
Người kia  không nói năng lại nữa cho mãi đến tối hôm đó khi họ tới một ngôi chùa tạm trú. Rồi tự mình không thể nhịn được thêm nữa. "Những nhà sư chúng ta không đến gần phụ nữ," ông nói với bạn "nhất là không được gần những người trẻ và đẹp. Nguy hiểm đấy. Tại sao sư huynh lại làm như vậy chứ?"
"Tôi đã bỏ cô gái lại chỗ đó rồi, còn Sư huynh vẫn còn mang cô ấy theo hay sao?"

LỜI BÌNH: Đành rằng sự thanh tịnh tâm hồn là điều kiện bắt buộc đối với người đã xuất gia tu hành, nhưng không phải là cứu cánh của sự tu hành... Tu hành đâu phải cốt để bảo vệ giới luật cho thật trong sáng, còn ai khổ mặc ai. Giới luật mà chỉ bảo vệ cho sự thanh tịnh thôi thì giới luật đó không có giá trị thích ứng cho người đã đủ bản lĩnh bất động trước những xáo động của hoàn cảnh. Ta không thể nhìn vào hiện tượng bên ngoài mà không suy xét động cơ và kết quả. Vấn đề là sau hành động ấy thì họ đánh mất chính mình hay nâng cao phẩm chất hơn. Câu nói "Ta đã để cô gái ấy lại bên bờ suối rồi, sao sư đệ còn mang tới đây" đã khẳng định phần nào trình độ bất nhiễm của vị sư ấy.

16/11/11

57. BÀN TAY

Phạm Đạt Nhân

Thầy giáo Phạm Đạt Nhân trước 1975 là Giảng viên ĐH Vạn Hạnh - SG.
Sau 1975 giảng dạy môn Ngữ Văn tại Đại Lộc. 
Hiện nay thầy đã về hưu sống tại thành phố Bến Tre.
Năm 2003 thầy ra tập thơ thứ ba : TÂM CA (sau THIỀN CA và TỤNG CA).
Tôi còn lưu giữ nhiều tập thơ và bài viết của thầy.
Bài thơ "Bàn tay" trích từ tập TÂM CA.
Tôi đăng tải bài này để nhớ về một người thầy, người anh kính mến.
         ***
BÀN TAY





Cũng là một bàn tay
Làm biết bao nhiêu việc
Từ thô cho đến tế
Từ thanh cho đến tục

Khi nắm lại sục sôi
Khi xòe ra thân ái
Khi chắp lại trang nghiêm
Khi lần trong bí hiểm

Có bàn tay nghĩa hiệp
Đập tan những bất bình
Có bàn tay ác hiểm
Gây cho đời điêu linh

Bàn tay nào gỗ quí
Dắt đưa nhau vào đền
Bàn tay nào ma quỉ
                                                        Đưa nhau xuống vực sâu

      Có những cái bắt tay
      Thân thiện tình giao hảo
      Có những cái bắt tay
      Hững hờ vì xã giao

      Có đôi tay tạo tác
      Nên cuộc đời yên vui
      Có bàn tay tàn hoại
      Làm cho đời nát tan

      Có ngón tay chỉ đường
      Cho người phương và hướng
      Có ngón tay nhấn nút
                                                        Cho bom nổ tan hoang !

                 Ôi ! Trần gian náo động
                 Bất tịnh và bất an
                 Khiến LƯƠNG THỨC đi hoang
                 Tạo ra bao ác nghiệp

                 Ngồi yên và tĩnh lặng
                 Lắng nghe trong phút giây
                 Sẽ gặp thầy LƯƠNG THỨC
                 Có mặt trong đời này

                Trợ thủ của đôi tay
                Chính là thầy LƯƠNG THỨC
                Sống thiếu thầy LƯƠNG THỨC
                                                       Làm bẩn đôi tay này.


14/11/11

56. TẢN MẠN NGHỀ DẠY HỌC

Lê Đức Thịnh

Người Việt Nam vốn có tinh thần hiếu học nên truyền thống tôn sư trọng đạo được coi trọng. Truyền thống ấy bao gồm cả sự kính trọng, lòng biết ơn và thương yêu của học trò, của phụ huynh đối với người thầy:
                         “Muốn sang thì bắc cầu Kiều
                          Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy.”
                                                             ***

13/11/11

55. LỜI CẢNH BÁO ECO

BÀI PHÁT BIỂU CỦA CÔ BÉ 12 TUỔI 
KHIẾN CẢ THẾ GIỚI PHẢI IM LẶNG TRONG 6 PHÚT

LTS: Đây là bài phát biểu về môi trường của cô bé 12 tuổi tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro, Brazil từ năm 1992 đang làm nóng các trang mạng cá nhân tháng 10 qua.
Đặc biệt sau khi thông tin loài tê giác một sừng của VN bị tuyệt chủng hoàn toàn, không ít lời bình bày tỏ sự đồng cảm và liên hệ với bài phát biểu về những điều cô bé đã dự cảm được.

12/11/11

54. ĐỐI THOẠI NGẮN

Mộc Nhân

1. CÂU CÁ
Một ông đã ngồi hàng giờ bên bờ sông mà không câu được con cá nào. Ánh mặt trời dịu êm và không khí mát mẻ bên bờ sông đã làm ông ngủ gật. 
Khi một con cá bị mắc câu, giật mạnh sợi dây, ông bị đánh thức một cách bất ngờ. Ông ta mất thăng bằng rồi rơi tỏm xưống sông.
Một cậu bé chăm chú theo dõi những gì xảy ra một cách thích thú. Trong khi ông già đang lóp ngóp lên bờ, câu bé quay ra nói với bố :
- Bố ! Ông ấy câu cá hay cá câu ông ấy đấy ạ.
- …

11/11/11

53. ĐOẠN KẾT TRUYỆN TẤM CÁM

TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỀ ĐOẠN KẾT TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM
Bùi Hoàng Tám
Phải chăng chính bởi Tấm, một cô thôn nữ nghèo, không được ăn học tức là chưa được trang bị tri thức để làm người có quyền lực. Đó là cội nguồn của những hành vi độc ác của Tấm sau này?
Quyền lực rất dễ làm nhân tâm tha hóa hay nói cách khác, đó là sự tha hóa nhân tâm khi có quyền lực. 

9/11/11

52. HÌNH ẢNH LŨ LỤT 2011







HÌNH ẢNH LŨ LỤT TẠI ĐẠI LỘC 11 / 2011


Photo Mộc Nhân



                                         
                                                
Lòng sông Vu Gia về mùa hè trơ cát. 
Nhiều sinh hoạt lễ hội được tổ chức ... dưới chân cầu Ái Nghĩa
Còn về mùa lũ thì nước dâng gần ngập cầu ...
Dòng sông đỏ ngầu, nước chảy xiết dữ dội. 
Chợt thương câu thơ của Giang Nam :
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre"
Đất trời trĩu nặng mây mưa, khắp nơi mênh mông nước
"... không thấy phố, không thấy nhà ..."
Dù lũ lụt nhưng nhà nước ta vẫn cố gắng giữ cho 
"Dân số ổn định, Đất nước phồn vinh, Gia đình hạnh phúc" 
như trong tấm pano này
Đâu đâu cũng thấy nước
Đúng là "Nước non ngàn dặm ..."
Nhà dân còn ngập huống chi ... mấy cái nhà mồ này !
Tại một cánh đồng thuộc thị trấn Ái Nghĩa có tấm bảng ghi 
Cánh đồng sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa.
Đồng lúa mà không sản xuất một trong hai loại lúa đó thì còn sản xuất lúa gì ?
Hay là sản xuất lúa cho vịt ăn mùa lũ ... 
Đúng là một tấm bảng PR ngớ ngẩn. 
Tranh thủ kiếm tí chất tươi mùa lũ: "A! một con cá giếc !"
Quán xá ế ẩm.
Chủ quán treo nồi nên chó cũng phải ... treo mõm.
Chắc chú chó này đang hát câu :
"Sự đời như chiếc lá đa
Đen như mõm chó chán cha cái sự đời"
Sau lũ đường ĐT 609 Ái Nghĩa - Vĩnh Điện  ổ gà thành ổ voi, ổ trâu.
Tấm biển ven đường này có lẽ phải sửa lại là :
"Nhận ấp trứng trâu" hoặc "Nhận ấp trứng voi". Hi hi ...

* Những hình ảnh này thuộc bản quyền Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh !

7/11/11

51. THIỀN CHẲNG GIỐNG AI

Lê Đức Thịnh

Trong thiền Nhật Bản có một câu cổ án nổi tiếng : “Vỗ một tay tai nghe thấy gì ? ”. Cứ mỗi lần thiền trong cổ án ấy ta thấy mình đang tỏa lan vào vô thức trên một dòng chảy âm thanh không nghe thấy mà dường như mãi tuôn trào.  
Nhưng Thiền chẳng cứ phải là tìm đến những gì cao siêu.
Có thể những điều cao siêu ấy nằm ngoài tầm với của những con người phàm tục mải lặn ngụp trong bộn bề như chúng ta.



6/11/11

50. THÀNH NGỮ MỚI

VỀ NHỮNG THÀNH NGỮ MỚI

TRONG TẬP SÁCH TRANH "SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ"

Mộc Nhân tổng hợp

 

So với nhiều ngôn ngữ trên thế giới thì tiếng Việt là một ngôn ngữ vô cùng giàu có vì tính đa thanh, đa điệu, cách diễn đạt động từ và tính từ phong phú cùng các lối nói lái, nói điệp vần, lối thậm xưng khiến cho mỗi một người dân Việt đều có thể trở thành một nhà sáng tạo ngôn ngữ khi sử dụng nghệ thuật chơi chữ dân gian đầy biến ảo.



49. THẦY BÓI XEM VOI

SO SÁNH CÁC DỊ BẢN TRUYỆN THẦY BÓI XEM VOI VÀ TÂM THỨC DÂN TỘC
Trần Đình Sử

1. Truyện cổ dân gian Ấn Độ kể:

           CON VOI VÀ BỐN NGƯỜI MÙ
Bốn người mù đi dò dẫm trên đường. Từ phía trước, một con voi đang tiến lại.
- Kìa hãy tránh cho voi đi! Khách qua đường thét bốn anh mù.
Bị tính tò mò kích thích, họ hỏi :
- Thế con voi nó như thế nào? Cho chúng tôi xem với?
Khách qua đường bèn xin ông quản tượng dừng voi lại. Ông quản tượng đồng ý dừng voi lại và bốn người mù lần đến sờ voi. Người thứ nhất sờ được cái vòi, người thứ hai sờ cái chân, người thứ ba sờ cái bụng và người thứ tư túm được cái đuôi. Sờ xong ông quản tượng liền đánh voi đi. Khách qua đường hỏi bốn người mù:

48. CHUYỆN KỂ TỪ GIÓ

Lê Đức Thịnh



Đây là những câu chuyện lượm lặt từ những … cơn “gió”.
Thực ra chuyện được kể với cái nhìn và sự hư cấu của người viết.
Có thể bạn đọc không hài lòng về kiểu hư cấu “tuỳ tiện” của tác giả, tuy nhiên nếu nó gợi cho các bạn một điều gì đó về con người và cuộc sống thì cũng bõ công tác giả type and post bài lên trang.

4/11/11

47. THOÁNG CHỐC

Một bài thơ hay của thiền sư Thích Tuệ Sĩ

Ai có thể tưởng được đây là bài thơ ngắn của một nhà sư?
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.
Bài thơ bắt đầu bằng nhân vật ở ngôi thứ ba: "Em" (cô ấy, người ấy); mà cũng có thể là nhân vật ngôi thứ hai lắm! Em. Vâng, tôi nói với em đấy. Không nói bằng lời mà bằng tâm.
                  Em: mắt biếc, ngây thơ

3/11/11

46. BÀI THƠ “SANG THU”

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA MẠCH CẢM XÚC 
TRONG BÀI THƠ “SANG THU”  (Hữu Thỉnh)

Lê Đức Thịnh
Mùa thu đã bước vào thơ ca với nhiều thi phẩm để đời như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Thu vịnh -  Nguyễn Khuyến, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu… Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài thơ thu một bài thơ giản dị mà để lại nhiều lắng đọng trong lòng người.


2/11/11

BÀI THƠ CON CÓC HAY Ở CHỖ NÀO

     Nguyễn Hưng Quốc
        Tác giả là Tiến sĩ Văn học, tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn, sinh năm 1957, người xã Đại Phong, Đại Lộc, Quảng Nam. Tốt nghiệp ĐHSP TP HCM  - sau đó sang Australia lấy bằng tiến sĩ Văn học tại ĐHTH Victoria. Hiện nay giảng dạy Ngôn ngữ, Văn học, Văn hóa, viết Phê bình VH… tại Australia.
 ***       
   Đây là bài thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ miêu tả cái dở, cái kém nghệ thuật và kém thẩm mỹ. Ở mức độ nào đó, có thể coi "thơ con cóc" cũng tương tự bức chân dung Thị Nở của Nam Cao. Nếu Thị Nở là điển hình của cái Xấu, “Thơ con cóc” sẽ là điển hình của cái Dở.

1/11/11

44. MÀY RÂU NHẴN NHỤI …

Lê Đức Thịnh

          Trong chương trình ngữ văn THCS, học sinh lớp 9 được học văn bản “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du). MGS là nhân vật phản diện tiêu biểu cho bọn lưu manh trong xã hội phong kiến đương thời.
Chân tướng của nhân vật MGS được Nguyễn Du lột tả bằng bút pháp tả thực qua các chi tiết về diện mạo, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ … Nhất là cái diện mạo:
“ Quá niên trạc ngoại tứ tuần / Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” đã khiến nhân vật họ Mã từ một cá thể đã được khái quát hoá thành một hạng người.
Xung quanh câu thơ miêu tả diện mạo của Mã nói trên đã có nhiều cách hiểu khác nhau. Hiểu như thế nào là tuỳ vào sở tri, cảm nhận của mỗi người.
***